XtGem Forum catalog

Tet

Giải mã biệt danh 32 đội bóng dự World Cup 20102010


Tên tuổi của 32 quốc gia sẽ dự ngày hội bóng đá tại Nam Phi vào mùa Hè năm nay đều được giới hâm mộ biết tường tận. Tuy nhiên, biệt danh của các đội bóng tham chiến tại World Cup 2010 lại là phạm trù tương đối bí ẩn với không ít người.

Thực tế cho thấy, rất nhiều các ĐTQG chọn biệt danh một cách rất đơn giản, nếu không muốn nói là đơn điệu. Trước hết phải bàn đến biệt danh dựa theo màu sắc của trang phục truyền thống. Ví dụ Argentina là Xanh-Trắng, Pháp là Xanh da trời, New Zealand là Toàn trắng, còn Paraguay là Trắng-Đỏ.

Ngoài màu sắc, các con vật cũng được vô khối đội bóng, đặc biệt là tại châu Phi, chọn làm biệt danh. Nigeria là Siêu đại bàng, Cameroon là Sư tử bất khuất, Bờ Biển Ngà là Voi và Algeria là Những chú cáo sa mạc. Trong số các đội tuyển châu Âu có mặt tại Nam Phi, Serbia là Đại bàng trắng và Slovenia là Những con rồng.

Giải mã biệt danh 32 đội bóng dự World Cup 2010

ĐT Anh đặt nick-name dựa theo logo trên ngực áo: Ba chú sư tử

Một cách đặt nick-name tương đối dễ dãi khác là dựa theo logo trên ngực áo. Vì lý do này mà Anh được gọi là Tam sư, Bồ Đào Nha là Đội bóng 5 chiếc khiên và Mexico là Ba màu.

Thậm chí ĐT Honduras còn “tiết kiệm” thời gian và chất xám đến độ tự đặt biệt danh là chữ H viết hoa. Trong khi đó, Brazil, Đức và Thụy Sỹ có biệt danh không thể cụ thể hơn là… ĐTQG.

Bên cạnh những biệt danh chán chẳng muốn nói nêu trên, cũng có những nick-name đầy ấn tượng. Người Hy Lạp gọi đội tuyển của họ là Chiếc tàu cướp biển. Tây Ban Nha tự xưng là Cơn cuồng nộ đỏ. Hai đội bóng đồng đăng cai World Cup 2002, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đề cao tính chiến đấu thông qua nick-name Võ sỹ đạo Chiến binh Taeguk.

Người Australia đã rất thông minh khi ghép 2 từ Bóng đá và Chuột túi vào thành một, để có món đặc sản hấp dẫn mang tên Socceroos. Về phần mình, Mỹ đặt cho ĐT bóng đá một cái biệt hiệu toát lên vẻ tự hào của một cường quốc trên nhiều lĩnh vực (tiếc là không bao gồm bóng đá): Người Mỹ.

Độc đáo nhất có lẽ là biệt danh của Đan Mạch. Nhằm tôn vinh chiến lược gia kỳ cựu Egil Olsen và phỏng theo tựa đề bộ phim nổi tiếng của Hollywood là "Ocean’s Eleven", đội VĐ châu Âu năm 1992 đã chuyển từ Thùng thuốc nổ thành 11 chàng trai của Olsen.

Các biệt danh cụ thể:

Algeria – Les Fennecs (Những chú cáo sa mạc)

Anh – The Three Lions (Tam sư)

Argentina – Albicelestes (Trắng-Xanh)

Australia – Socceroos (ghép chữ Bóng đá và Chuột túi)

Brazil – Selecao (ĐTQG)

Bờ Biển Ngà – Les Éléphants (Những chú voi)

Bồ Đào Nha – Seleccao das Quinas (Đội bóng 5 chiếc khiên)

Cameroon – Lions Indomptables (Những con sư tử bất khuất)

CHDCND Triều Tiên – Chollima (một loại ngựa theo truyền thuyết địa phương)

Chile – La Roja (Đỏ)

Đan Mạch – Olsens Elleve (11 chàng trai của Olsen)

Đức – National Mannschaft (ĐTQG)

Ghana – The Black Stars (Những ngôi sao đen)

Hà Lan – Da cam

Hàn Quốc – Taeguk Warriors (Các chiến binh Taeguk)

Honduras – La H (chữ H)

Hy Lạp – To Piratiko (Tàu cướp biển)

Italia – Azzurri (Trời xanh)

Mexico – El Tri (Ba màu)

Mỹ – The Yanks (Người Mỹ).

Nam Phi – Bafana Bafana (Những chàng trai)

New Zealand – All Whites (Toàn trắng)

Nhật Bản – Blue Samurai (Võ sỹ đạo áo xanh)

Nigeria – Super Eagles (Siêu đại bàng)

Paraguay – La Albirroja (Trắng-Đỏ)

Pháp – Les Bleus (Xanh da trời)

Serbia – Beli Orlovi (Đại bàng trắng)

Slovakia – Repre (không rõ nghĩa)

Slovenia – Zmajceki (Những con rồng)

Tây Ban Nha – La Furia Roja (Cơn cuồng nộ đỏ)

Thụy Sỹ – Schweizer Nati (ĐTQG Thụy Sỹ)

Uruguay – La Celeste (Trời xanh)

Theo Thể thao 24h



Trang chu